
Ở Pháp, ước tính có khoảng 900 cơ sở đào tạo ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng đã cung cấp nguồn nhân lực cho 190.000 công ty với hơn 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. 1, Các khóa học ngắn hạn – Bằn […]
Ở Pháp, ước tính có khoảng 900 cơ sở đào tạo ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng đã cung cấp nguồn nhân lực cho 190.000 công ty với hơn 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp.
1, Các khóa học ngắn hạn
– Bằn kỹ thuật viên cao cấp (BTS): 2 năm sau khi có tú tài, Khách sạn – Nhà hàng, Hoạt động và quản lý du lịch địa phương, Kinh doanh và sản xuất du lịch.
– Ngành học bổ sung (Mentions Complémentaires MC): 1 năm sau khi có tú tài, đào tạo: bán vé từ xa, dịch vụ lữ hành.
– Bằng Đại học công nghệ (DUT): 2 năm sau khi có tú tài, Kỹ thuật thương mại chuyên ngành marketing du lịch, Phát triển du lịch.
– Bằng Đại học Khoa học và Kỹ thuật ( DEUST ) : đào tạo các ngành nghề về bảo trì các thiết bị khách sạn, hướng dẫn viên du lịch thông thạo nhiều ngọai ngữ, văn hóa chuyên ngành du lịch văn hóa.
2. Các khóa đào tạo dài hạn
Trong lĩnh vực ẩm thực và du lịch, có rất nhiều trường tại Pháp đào tạo ngành nghề này và cung cấp nhiều loại hình đào tạo khác nhau, từ trình độ tú tài +1 cho đến tú tài +5.
– Tú tài + 3 năm: bằng Cử nhân chuyên nghiệp: du lịch – các công nghệ mới và Nhà ăn tập thể; Luật và kinh tế du lịch/khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch; phát triển, khai thác, quảng bá các khu vực nông thôn, quảng bá di sản vùng; quản lý châu Âu về du lịch…
– Tú tài + 4 năm: bằng Viện Đại học chuyên nghiệp (IUP): thiết kế chương trình tổng hợp về vận chuyển, khách sạn, du lịch, giải trí; thiết kế văn hóa và du lịch; các ngành nghề nghệ thuật và văn hóa chuyên ngành Di sản và du lịch; các ngành nghề về vận chuyển, khách sạn, du lịch, giải trí (với nhiều chuyên ngành như, phát triển vùng và thiết kế sản phẩm, Quản lý và qui họach các cấu trúc du lịch tại miền núi và nông thôn… )
– Tú tài + 5 năm: bằng cao học chuyên sâu (DESS): qui hoạch và quản lý các điểm du lịch; Qui họach du lịch và khách sạn; đặc trách phát triển vùng về mặt văn hóa và du lịch; phát triển bền vững và các vùng du lịch miền núi; phát triển và quảng bá các qui họach du lịch; phát triển thể thao và du lịch bền vững với chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia và quốc tế; luật của Pháp và luật Châu Âu về thương mại hóa các sản phẩm du lịch; luật và thuế du lịch; kinh tế và quản lý du lịch; Văn hóa châu Âu – Du lịch- Môi trường; kinh tế du lịch quốc tế; đào tạo về thiết kế văn hóa và du lịch; quản lý các họat động du lịch của cộng đồng; quản lý và qui họach du lịch và khách sạn; quản lý các xí nghiệp vừa và nhỏ chuyên ngành du lịch xanh; công nghiệp du lịch chuyên ngành Quản lý các tổ chức du lịch; quản trị các họat động thể thao và giải trí; quản trị du lịch châu Âu…
3. Những điểm cần lưu ý
Phần lớn, các trường đào tạo ngành này tại Pháp đều là trường tư thục nên học phí cao hơn so với các trường công lập của Pháp (khoảng trên 2000 EUR/năm).
Bên cạnh đó, các trường Đại học công lập cũng có 1 số trường giảng dạy ngành này nhưng các trường chủ yếu thiên về lý thuyết, đào tạo giáo viên và nhà quản lý về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, khi học ngành này, đến thời gian đi thực tập tại khách sạn, sinh viên sẽ được trả lương thực tập nên điều này cũng giúp các bạn trang trải 1 phần chi phí.
Đối với lĩnh vực này, có 1 số trường giảng dạy bằng tiếng Anh (yêu cầu TOEFL 450 trở lên). Nhưng số trường dạng này khá hiếm. Phần lớn các trường đều giảng dạy bằng tiếng Pháp (yêu cầu TCF từ 450 trở lên). Do đó, đối với sinh viên học ngành này, việc quan trọng nhất là học tiếng Pháp cho thật tốt để đủ tiêu chuẩn nhập học cũng như tiếp thu tốt kiến thức trong quá trình học tập.