
Trong xã hội hiện nay, để thành công trong công việc, chúng ta phải có kiến thức sâu rông, sự tự tin, khả năng làm chủ tình huống… Trong đó kỹ năng thuyết trình cũng là một trong những hành trang thiết yếu cho các bạn trẻ bước vào đời. Tuy nhiên, để tự tin […]
Trong xã hội hiện nay, để thành công trong công việc, chúng ta phải có kiến thức sâu rông, sự tự tin, khả năng làm chủ tình huống… Trong đó kỹ năng thuyết trình cũng là một trong những hành trang thiết yếu cho các bạn trẻ bước vào đời.
Tuy nhiên, để tự tin hoàn thành được bài thuyết trình cũng như làm chủ được không gian diễn thuyết không phải là chuyện dễ, đó là kết quả của cả một quá trình tập luyện và chuẩn bị chu đáo. Đó không chỉ là một yêu cầu trong công việc mà còn là một trong những bí quyết để thể hiện mình trước đám đông.
1. Vượt qua ngưỡng sợ hãi
Thông thường, khi phải diễn thuyết trước đám đông, có rất nhiều bạn cảm thấy mất bình tĩnh, lúc này, mọi ý tưởng trong đầu sẽ trở thành mớ hỗn độn không đâu vào đâu, bạn không thể tỉnh táo để sắp xếp chúng theo mạch logic và thậm chí không thể ý thức mình đang nói gì cũng như sắp nói gì. Điều này sẽ tạo cho buổi nói chuyện những khoảng lặng vô nghĩa và tẻ nhạt, bầu không khí trở nên đóng băng trên diễn đàn.
Như vậy, vấn đề quan trọng là bạn phải làm sao để cởi bỏ được áp lực tâm lý khi thuyết trình. Bạn hãy hiểu rằng, mình đang giao tiếp với mọi người bằng những lời lẽ mang tính trí tuệ, chia sẻ với mọi người những ý tưởng mà bạn đang ấp ủ trong đầu. Đừng quan tâm trước mặt bạn là hai người hay 200 người. Điều quan trọng là để tâm vào bài diễn thuyết.
Để cuốn hút người nghe, tạo tiền đề cho một cuộc nói chuyện thành công, ngay từ phần mở đầu, bạn nên đưa ra một sự kiện, trích dẫn một lời nói hay một cậu, một vấn đề thời sự đang gây chú ý vào thời điểm đó, để khơi gợi sự tò mò của người nghe. Bài thuyết trình thực sự hấp dẫn khi người nói biết dẫn những chứng cứ xác thực, số liệu biết nói cùng cách trình bày chân thật, nhiệt thành, thường xuyên có những câu hỏi hay những lời pha trò để tạo hứng khởi cho người nghe.
2. Rèn luyện và thích ứng
Công việc chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện trước đám đông rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian để cô đọng những ý tưởng cần nói, tổng kết những ý tưởng này bằng các gạch đầu dòng, sau đó khai triển mở rộng chúng trong quá trình nói. Nếu bạn thuyết trình lần đầu tiên thì nên mang tấm giấy nhỏ ghi đề cương của bài nói chuyện.
Bạn cũng nên tập luyện trước với một nhóm bạn để làm quen với cảm giác thuyết trình. Khi bạn cảm thấy tự tin hơn, bạn có thể nói trước một cuộc họp lớn với sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo.
Tìm hiểu thông tin tuyển sinh trung cấp y và trung cấp dược mới nhất năm 2016 tại Hà Nội
Chính sự rèn luyện, chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho bạn khắc phục được tính nhút nhát khi thuyết trình, điều này sẽ tạo cho bạn sự an tâm để hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra. Chắc chắn rằng sự thành công sẽ đến với bạn nếu bạn biết nỗ lực và cố gắng hết mình để luyện tập, luyện tập và luyện tập.